Van bướm

Van bướm là vật liệu không thể thiếu trong các kết nối đường ống như dẫn khí, nước, ga,… Cùng bài viết tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích về van bướm nhé.

720.000

Thanh toán ngay
Danh mục:

Dòng van bướm Ekoval được thiết kế theo tiêu chuẩn BS-EN593, với vật liệu cấu tạo chính là thép và gang, được sơn phủ một lớp Epoxy dày cả mặt trong và ngoài van, giúp chống va đạp tốt và bền với ăn mòn, mài mòn của dung dịch bơm và môi trường.

Van bướm là gì?

Van bướm có tên tiếng Anh là Butterfly Valve, là một thiết bị nối vào hệ thống đường ống để điều tiết dòng chảy lưu chất đi qua van. Van bướm có đa dạng kích thước và kiểu dáng để phù hợp với nhiều loại đường ống từ 40A – 500A. Đặc biệt, bộ phận cánh bướm tại cửa van có khả năng xoay 90 độ giúp thao tác đóng – mở diễn ra dễ dàng. 

van buom

Van bướm – Vật liệu công trình có nhiều tiền ích 

Việc vận hành vật liệu van bướm đơn giản với nhiều cách đóng mở như dùng tay gạt, tay quay hoăc dùng vô lăng tác dụng trực tiếp vào phần đĩa van để van bướm quay 90 độ. Thực tế, tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người cũng như vị trí lắp đặt mà bạn có thể điều chỉnh góc mở của van đến 45 độ vuông góc với trục van.

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và kích thước van bướm

Cấu tạo 

– Thân van: Đây là một vòng kim loại được đúc nguyên khối từ nguyên liệu Inox, nhựa hoặc gang. Thân van thường được cố định các lỗ nhằm siết chặt bu lông, ốc cùng với bề mặt của đường ống lại với nhau.

– Đĩa van: Hay còn được gọi là cánh van, đúc nguyên khối từ gang, thép, inox, nhựa hoặc gang dẻo. Đĩa van được tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy lưu chất nên là bộ phận chịu áp lực ma sát ảnh hưởng lên cầu van. Nó có thể xoay mở ở tại nhiều góc độ trong phạm vi gioăng làm kín hoạt động.

– Bộ phận làm kín: Được làm từ cao su, PDEM, tép lông và TEFLON.

– Các bộ phận khác: Gồm có tay gạt, tay quay và vô lăng. 

van buom

Các bộ phận chính cấu tạo nên van bướm

Nguyên lý hoạt động 

Quá trình mở van được tiến hành bằng cách quay tay ngược chiều kim đồng hồ. Và ngược lại, khi bạn muốn đóng cửa van hãy quay cùng chiều kim đồng hồ. Do đó, việc đóng – mở cửa van cực dễ dàng bằng cách quay điều khiển ở mọi góc độ. 

– Đặt van bướm tại vị trí mở ¼ trước khi bạn muốn lắp đặt để không làm biến dạng đi bộ phận miếng đệm do tình trạng xiết quá chặt hoặc làm kẹt và rò rỉ.

– Van bướm có đường kính của 2 đường ống lắp cần đảm bảo phải bằng nhau để không gian hoạt động cho đĩa van được đủ.

– Lưu ý cần có khoảng cách mặt bích vừa đủ để lắp van sẽ không hư hại đến miếng đệm. 

– Lắp đặt cần xiết các ốc, vít dần dần theo mặt phẳng 

– Không dùng miếng đệm đặt giữa van và mặt bích. 

– Đảm bảo cho kích thước của mặt bích và van đồng nhất với nhau 

– Không nên hàn mặt bích gần vị trí van bướm được lắp đặt.

– Đối với các sản phẩm van bướm có đường kính lớn, cần lưu ý ưu tiên lắp van nằm ngang với trục ti. 

Tiêu chuẩn van bướm

Tiêu chuẩn về kích thước của van bướm thể hiện việc kết nối van bướm với phần đường ống ở ngoài hệ thống. Tiêu chuẩn về van bướm đa dạng từ DN40 – DN500 để phù hợp với nhiều hệ thống, vị trí lắp đặt khác nhau. Các tiêu chuẩn về kích thước van bướm thông dụng bên dưới bạn có thể tham khảo: 

Van bướm DN40 = Phi 48mm = 1.1/2”(inches) 

Van bướm DN50 = Phi 60mm = 2”(inches) 

Van bướm DN65 = Phi 73mm = 2.1/2”(inches)

Van bướm DN80 = Phi 89mm = 3”(inches) 

Van bướm DN100 = Phi 110mm = 4”(inches) 

Van bướm DN125 = Phi 141mm = 5”(inches) 

Van bướm DN150 = Phi 168mm= 6”(inches) 

Van bướm DN200 = Phi 219mm = 8”(inches) 

Van bướm DN250 = Phi 273mm = 10”(inches) 

Van bướm DN300 = Phi 324mm = 12”(inches) 

Van bướm DN350 = Phi 355mm = 14”(inches) 

Van bướm DN400 = Phi 406mm = 16”(inches) 

Phân loại van bướm

Hiện nay trên thị trường có đa dạng kích thước, chủng loại và mẫu mã van bướm. Vậy nên, để phân loại các sản phẩm này sẽ có nhiều cách dựa trên các tiêu chí và đặc điểm như kiểu kết nối, cách thức truyền động, vật liệu chế tạo,… 

Dưới đây, chúng tôi sẽ phân loại van bướm dựa trên hai kiểu phổ biến là cách kết nối và kiểu truyền động. 

Phân loại theo kiểu kết nối

Van bướm mặt bích

Mỗi van bướm sẽ có hai mặt bích hai bên được kết nối bằng bộ bu lông và ốc vít riêng biệt. Các kết nối mặt bích thường áp dụng cho những hệ thống có đường kính danh nghĩa lớn từ DN300 đến DN500. Dòng vna này tương thích với các tiêu chuẩn van bướm như BS, DIN và ANSI.

van buom

Dòng van bướm mặt bích với thiết kế đẹp mắt

Van bướm tai bích (Lug Type)

Trên thân van bướm được lắp đặt những bấu để bu lông xuyên qua. Mỗi bộ bu lông dài sẽ được xuyên qua lỗ trên cra vấu để ép chặt hai mặt bích vào đường ống.

Van bướm kẹp (wafer)

Loai van này cũng được lắp đặt bằng bộ bu lông nhưng bản chất của van bướm Wafer sẽ không thể tự mình định vị mà cần hỗ trợ từ lực ép từ hai mặt bích hai đầu ống. 

Loại van này có kết cấu đơn giản, trọng lượng nhẹ và giá thành tương đối rẻ nên được sử dụng nhiều tại nước ta. 

Phân loại theo kiểu truyền động

Van bướm tay gạt

Loại van tay gạt này được lắp đặt phổ biến tại các hệ thống đường ống có kích thước đường kính danh nghĩa nhỏ hơn 250mm và chịu trọng lượng áp lực nhỏ hơn 16k. Vật liệu kim loại được ứng dụng làm tay gạt của van cùng với một đầu gắn vào trục van, đầu còn lại để gạt van bằng tay. 

Van bướm tay quay

Dòng van bướm tay quay vô cùng nổi tiếng và được sử dụng trong các công trình với hệ thống lắp đặt có kích thước đường kính lớn, khả năng chịu được áp lực cao. 

Các thành phần cấu tạo chính của van bướm tay quay là một hộp số để giảm tốc giúp cung cấp lực mở lớn hơn nhiều so với loại van tay gạt. 

van buom

Van bướm tay quay phổ biến tại nước ta

Van bướm điều khiển tự động

Loại van bướm này sử dụng điện hoặc khí nén để đóng mở cửa van. Nó được dùng nhiều trong các hệ thống tự động hóa, hạn chế không gian để thao tác đóng mở nên giúp tiết kiệm nhiều công sức hơn cho người dùng. 

Hướng dẫn cách lắp đặt van bướm đúng chuẩn 

Nội dung bên dưới sẽ chia sẻ đến bạn thao tác thực hiện 10 bước để lắp van bướm đúng chuẩn quốc tế. Đặc biệt, quy trình kiểm tra và bảo bảo cho thiết bị hoạt động tốt là yêu cầu quan trọng đối với mỗi người thợ kỹ thuật. 

van buom

Các bước hướng dẫn lắp đặt van bướm chính xác

Bước 1: Đặt van bướm vào vị trí giữa của 2 mặt bích đường ống hệ thống. Đặt van bướm đảm bảo cho các lỗ bulong mặt bích được khớp hoàn toàn với những lỗ tròn định vị trên bộ phận thân van bướm. 

Bước 2: Tiến hành xỏ các bulong, đai ốc vào vị trí của lỗ mặt bích để kết nối mặt bích và van bướm với nhau. Sau đó điều chỉnh gioăng cao su sao cho khớp với mặt bích và các lỗ bulong rồi siết chặt đều lại các bulông. 

Bước 3: Thực hiện hàn điểm (áp dụng cho các dòng van kim loại) hoặc dán điểm để nối mặt bích với đường ống (áp dụng cho các dòng van nhựa). Lưu ý quan trọng ở bước này là thợ kỹ thuật nên áp dụng kỹ thuật hàn điểm để không gây tình trạng nóng dẫn đến hỏng van nhé.

Bước 4: Tháo van bướm ra khỏi hệ thống đường ống khi đã hàn điểm cố định chắc chắn mặt bích với ống. Phương pháp hàn điểm được thực hiện trên toàn chu vi của ống để đảm bảo độ chắc chắn và tránh bị xê dịch bộ phận mặt bích với đường ống khi lắp. 

Bước 5: Hàn cố định 2 mặt bích vào đầu đường ống từng bước một thật cẩn thận, tránh cho lưu chất bị tình trạng rò rỉ qua mối hàn khi hoạt động. 

Bước 6: Quay lại thực hiện bước 1 khi đã có được 2 mặt bích hàn nguội đi. Sau đó tiến hành lắp ghép chính xác và điều chỉnh toàn tư thế van để việc vận hành van, tay gạt hoặc tay quay thuận tiện nhất khi sử dụng. 

Bước 7: Điều chỉnh lại van bướm được lắp cho đều và đảm bảo cân đối giữa các vị trí bulong. Tiến hành xỏ tất cả các bu lông, đai ốc vào với nhau để không có vị trí nào gặp vấn đề. Cần siết chặt các đai ốc ở vị trí này để thiết bị hoạt động đúng chuẩn theo thiết kế. 

Bước 8: Sau đó, tiến hành mở van hoàn toàn để kiểm tra đĩa van có thể thực hiện đóng – mở tự do được không. Đảm bảo tay gạt hoặc tay quay tùy theo thiết kế có thể linh hoạt và dễ dàng sử dụng. 

Bước 9: Siết chặt đều để các bulong ở cả 2 mặt bích van bướm được cố định chắc chắn trên hệ thống đường ống. Tại bước này người thợ cần siết chặt đai ốc và bu lông đủ lực để độ kín khít được đảm bảo giữa 2 mặt bích. 

Bước 10: Đến bước này, về cơ bản chúng ta đã lắp đặt thành công van bướm. Tuy nhiên, ta cũng cần tiến hành thao tác lại việc đóng mở van để nó được hoạt động tốt nhất, không bị mắc kẹt vào đường ống.  

Cách thức bảo trì và bảo dưỡng van bướm bền đẹp

Thực tế, quá trình vận hành van bướm sẽ khó tránh khỏi các vấn đề về bụi bẩn bám vào hệ thống. Vậy nên, để chức năng hoạt động của van bướm đạt hiệu quả cao trong thời gian dài. Bạn cần quan tâm đến cách thức bảo dưỡng van bướm sau từ 3-6 tháng sử dụng.

Bên cạnh đó, khách hàng cần lưu ý thêm một số điều khi bảo trì sản phẩm như sau: 

– Giữ sạch và bôi trơn bộ phận cần gạt của van ở bên ngoài. Một số loại van bướm khác sẽ yêu cầu thêm cả việc bôi trơn ở bên trong. 

– Những van phải thường xuyên hoạt động với công suất lớn cần tháo ra để kiểm tra tình trạng sau từ 2-3 năm sử dụng. Để đảm bảo cho các bộ phận như tấm đệm, đĩa van kín khít. 

van buom

Lưu ý về việc bảo trì van bướm theo định kỳ

– Lưu ý rằng các vật liệu van bướm rất dễ gặp tình trạng hỏng hóc khi điều kiện nhiệt độ từ 15° – 75°.

– Van bướm là dòng sản phẩm có tác dụng điều tiết dòng chảy, bởi lực tác động của dòng chảy này tác động ngược trở lại đĩa van. Vậy nên, người dùng nên thiết lập thêm chế độ gài góc độ mở cho van bướm.

– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng của nhà sản xuất đối với sản phẩm. Nên tiến hành bảo dưỡng đúng chu kỳ để đảm bảo van bướm luôn hoạt động bền đẹp, chắc chắn tại các công trình lắp đặt. 

Trên đây là những thông tin hữu ích có liên quan đến vật liệu công trình – Van bướm. Lưu ý rằng mỗi sản phẩm đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, vậy nên khách hàng cần sáng suốt lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho công trình nhà mình nhé. 

Ngoài ra, khách hàng cũng có thể liên hệ tới Công ty TNHH Thương Mại Hoàng Anh của chúng tôi để nhận tư vấn và báo giá miễn phí nhé. 

Dòng van bướm Ekoval được thiết kế theo tiêu chuẩn BS-EN593, với vật liệu cấu tạo chính là thép và gang, được sơn phủ một lớp Epoxy dày cả mặt trong và ngoài van, giúp chống va đạp tốt và bền với ăn mòn, mài mòn của dung dịch bơm và môi trường.

Một số đặc tính cơ bản của van bướm Ekoval:

– Kiểm tra chất lượng đạt chuẩn: Bộ tiêu chuẩn EN 12266-1
– Áp suất hoạt động PN: 10 -16 kgf/cm2

– Áp suất max (theo thiết kế) là 1.6 MPa

– Van có thể hoạt động bằng điện hoặc khí nén

– Kích cỡ đầu ống nối xả DN từ 40 mm

– Vật liệu tiêu chuẩn: Thép không gỉ SS304, SS420, và gang (thân van)

Van bướm Ekoval series được thiết kế theo tiêu chuẩn chung, những thông số yêu cầu khác như vật liệu thiết kế là SS316, nhôm đồng, hay môi trường hoạt động ở nhiệt độ cao, kết nối với VITON hay NBR…. Vui lòng liên hệ để được đặt theo yêu cầu.

Van bướm tay gạt Ekoval – PN16

Model: Ekoval 1000 LUG series

Model 1100-0040 1100-0050 1100-0065 1100-0080 1100-0100 1100-0125 1100-0150 1100-0200 1100-0250 1100-0300 1100-0350 1100-0400 1100-0500 1100-0600 1100-0700
Đường kính trong ống nối DN (mm) 40 50 65 80 100 125 150 200 250 300 350 400 500 600 700
Chiều dài van H (mm) 243 271 296 306 345 379 393 445 524 600 700 756 800 928 1358
Bề ngang trục C (mm) 33 43 46 46 52 56 56 68 78 78 88 112 127 154 165
Áp suất (max) 16 kgf/cm2
KV max (m3/h) 56 105 226 417 617 1424 2212 4391 9001 9756 10421 12146 16863 22795 27502
Nhiệt độ (oC) -20o to +130o
Tầm xa Ướt 19 25 41 55 63 75 92 155 215 290 670 1110 1152 1330 2152
Khô 21 27 49 65 79 103 111 192 278 517 1040 1715 1821 2145 3471
Trọng lượng (kg) Bánh (Wafer) 3.6 4.5 5.4 5.6 6.9 10 12 14.5 32.3 44.5 66 104 157 222 380
Tai (Lug) 3.8 4.8 5.6 8.9 8.5 10.56 12.5 17.2 36 44.6

 

Hãng sản xuất: Ekoval

Xuất xứ: Thổ Nhĩ Kỳ

HẠN DÙNG:

+ 1 – 3 năm